Log in

goodpods headphones icon

To access all our features

Open the Goodpods app
Close icon
headphones
Tạp chí Việt Nam

Tạp chí Việt Nam

RFI Tiếng Việt

Những vấn đề, sự kiện đang được dư luận quan tâm ở Việt Nam

bookmark
Share icon

All episodes

Best episodes

Top 10 Tạp chí Việt Nam Episodes

Goodpods has curated a list of the 10 best Tạp chí Việt Nam episodes, ranked by the number of listens and likes each episode have garnered from our listeners. If you are listening to Tạp chí Việt Nam for the first time, there's no better place to start than with one of these standout episodes. If you are a fan of the show, vote for your favorite Tạp chí Việt Nam episode by adding your comments to the episode page.

“Việt Nam sẵn sàng trở thành “cứ điểm” sản xuất quan trọng của thế giới”, theo khẳng định ngày 25/05/2022 của chính phủ trên trang thông tin Facebook. Tuy nhiên, từ một nước gia công cho thế giới, Việt Nam muốn thu hút những nguồn đầu tư mang tính công nghệ cao, phát triển thị trường tài chính sau khi gây dựng được uy tín trong các ngành sản xuất điện tử, công nghệ cao từ vài năm gần đây. Ngoài việc tham dự hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN tại Washington - mục đích chính của chuyến công du Mỹ (11-17/05/2022), thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ quan chức của nhiều tập đoàn lớn, định chế Hoa Kỳ để giới thiệu triển vọng đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, ba lĩnh vực : tăng trưởng xanh, đổi mới công nghệ - chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng, được thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh là tiềm năng cho hợp tác song phương khi phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Mỹ (CSIS) chiều 11/05. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995, kim ngạch thương mại Việt - Mỹ đã tăng 248 lần sau 27 năm, theo trang VnExpress ngày 23/05. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam đã tăng nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở những lĩnh vực dịch vụ. Hà Nội muốn các doanh nghiệp Mỹ đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghệ cao. Tiềm năng thúc đẩy hợp tác với Mỹ còn được tăng cường khi cả Washington và Hà Nội tham gia Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF), được khởi động ngày 23/05 tại Tokyo. Trên đây là một số điểm chính được giáo sư Eric Mottet, Đại học Công giáo Lille, Pháp, nhận định khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 27/05. ******* RFI : Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ngày 12-13/05. Trang Facebook Thông tin Chính phủ và truyền thông Việt Nam cập nhật liên tục hoạt động của phái đoàn chính phủ Việt Nam, cũng như các cuộc gặp gỡ với các nhà ngoại giao, chủ các tập đoàn lớn của Mỹ. Theo ông, chiến dịch truyền thông này nhằm quảng bá ở trong nước ? Hay đây là mong muốn của chính phủ Việt Nam hướng đến hợp tác với Mỹ nhiều hơn về kinh tế và công nghệ ? G.S. Éric Mottet : Mọi hoạt động truyền thông của một chính phủ thường nhắm đến hai đối tượng trong và ngoài nước. Trường hợp này lại đặc biệt đúng đối với Việt Nam. Chúng ta thấy từ cuộc họp thượng đỉnh gần đây giữa Hoa Kỳ và ASEAN, chính phủ Việt Nam liên tục đưa tin, dĩ nhiên là về tăng cường hợp tác với Mỹ trong nhiều khuôn khổ. Việt Nam muốn chứng minh năng lực mới, được coi là một quốc gia quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương, là một nhân tố có trách nhiệm về mặt ngoại giao và địa-chính trị. Chiến lược truyền thông đó cũng để cho người dân Việt Nam thấy là hiện giờ, Hà Nội có khả năng đàm phán, trao đổi với cường quốc số 1 thế giới, trong khi đây là điều không thể trong lịch sử đau thương, khó khăn trước đây giữa Mỹ và Việt Nam. Về đối nội, chiến dịch truyền thông cũng cho phép nâng tính chính danh của đảng Cộng Sản Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề quốc tế. Trong thời gian dài, đảng Cộng Sản Việt Nam bị coi là thiếu kinh nghiệm đối ngoại. Thế nhưng ở đây, người ta thấy là đảng và dĩ nhiên là chính phủ, bắt đầu có năng lực và cũng thấy rằng uy tín quốc tế của Việt Nam chưa bao giờ cao như vậy. Đối với Việt Nam, cũng như phần lớn các nước trong ASEAN, chiến lược đa dạng hóa đối tác không có gì là mới. Việt Nam muốn có quan hệ đối tác với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với các cường quốc. Nếu nhìn vào mối quan hệ đối tác giữa Hà Nội và Washington trong những năm gần đây, có thể thấy là mối quan hệ này được tăng cường mạnh mẽ về mặt thương mại. Năm 2021, thương mại song phương đã tăng gần 25%. Đúng là Hà Nội muốn đầu tư nước ngoài trực tiếp của Mỹ tăng tại Việt Nam và Hoa Kỳ đầu tư vào một số ngành công nghệ, đặc biệt là các ngành năng lượng, y tế, công nghệ số. Hà Nội trông đợi rất nhiều vào Hoa Kỳ trong tất cả những lĩnh này. RFI : Việt Nam không bỏ phiếu lên án cuộc xâm lược Ukraina của Nga, cũng như không loại Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Sự bất đồng với lập trường của Mỹ có ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương ? Éric Mottet : Chuyện đó có làm thay đổi mối quan hệ với Mỹ hay không ? Tôi nghĩ là không vì thực ra Việt Nam ở cùng thế với Ấn Độ. Quốc gia Nam Á này cố tỏ ra trung lập phần nào về cuộc khủng hoảng Ukraina khi không muốn liên kết với Nga hay Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ cần ASEAN, cần Việt Nam để triển khai chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương. Như tôi đã đề cập ở trên, Việt Nam đã trở thành một yếu tố, một động cơ quan trọng trong ASEAN về mặt chính trị và kinh tế. Chúng ta thấy rõ là Hà Nội và Washington ngày cách xích lại gần nhau từ nhiều năm qua, từ thời tổng thống Trump và tiếp tục được củng cố với chính quyền Joe Biden. Xin nhắc lại là Mỹ chú ý đến Việt Nam về mặt kinh tế và dĩ nhiên là cả mặt chính trị trong tương lai. RFI : Thủ tướng Việt Nam nhiều lần nhắc đến “đối tác chiến lược toàn diện” trong bài tham luận tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN. Liệu có thay đổi nào sau chuyến thăm Hoa ...
bookmark
plus icon
share episode

Tình hình Biển Đông có nhiều biến động trong thời gian gần đây, với trọng tâm là Philippines. Manila thắt chặt hợp tác quân sự với Washington, chuẩn bị cuộc tập trận Balikatan lớn nhất, diễn ra từ ngày 11 đến 28/04/2023, chỉ cách phía nam Đài Loan 300 km. Mỹ và Philippines cũng nhất trí nối lại các chuyến tuần tra chung ở Biển Đông. Từ tháng 02/2023, quân đội Mỹ được phép tiếp cận tổng cộng 9 căn cứ của Philippines.

Trước việc hai đồng minh thắt chặt quan hệ quân sự và ngoại giao, Trung Quốc liên tục có những động thái đấu dịu. Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong) công du Manila ngày 23-24/03 để phản đối việc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở trong vùng, theo một quan chức ngoại giao Philippines tham gia cuộc họp khi trả lời AP. Về mặt chính thức, hai nước nhất trí rằng « các vấn đề hàng hải phải được giải quyết qua đường ngoại giao và đối thoại và không bao giờ bằng cách ép buộc và đe dọa ».

Những biến chuyển trên tác động như thế nào đến Việt Nam ? Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp, trả lời một số câu hỏi của RFI Tiếng Việt.

*

RFI : Mỹ và Philippines tổ chức tập trận chung Balikatan có quy mô chưa từng có, từ ngày 11 đến 28/04/2023. Sự kiện này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh giận dữ. Liệu Trung Quốc viện cớ đó để tỏ ra hung hăng hơn trong phát biểu và hành động ở Biển Đông không ?

Laurent Gédéon : Đợt tập trận Balikatan năm 2023 chắc chắn sẽ không làm giảm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, cũng như giữa Bắc Kinh và Manila. Cụm từ « Balikatan » cũng có nghĩa là « vai kề vai » nhắc đến sự gần gũi giữa Mỹ và Philippines.

Tôi nghĩ là cũng cần phải nhắc lại rằng đợt tập trận này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ thường xuyên trắc nghiệm khả năng đáp trả của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Sự cố gần đây nhất là Trung Quốc, trong thông cáo ngày 23/03, khẳng định đã « đuổi » tàu khu trục Mỹ USS Milius ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trước đó còn có nhiều sự kiện như thông báo hôm 21/02 của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn về tăng cường quan hệ quân sự giữa Đài Bắc và Washington, hoặc đợt tập trận chung Mỹ-Hàn lớn nhất từ 5 năm qua, diễn ra từ ngày 13 đến 23/03.

Balikatan 2023 là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất, huy động khoảng 18.000 quân nhân, trong đó có 12.000 người Mỹ. Theo tôi, cần chú ý theo dõi xem Balikatan 2023 diễn ra như thế nào, những đơn vị nào được huy động. Ngoài ra, cũng cần biết rằng Balikatan 2023 nhắm đến hai mục đích lớn : kiểm tra khả năng tương tác của lực lượng Hoa Kỳ và Philippines, đưa ra những kịch bản khủng hoảng trực diện, với các giả thuyết về phòng thủ và tấn công.

Theo tôi, dường như những yếu tố này có ý nghĩa mấu chốt để hiểu được tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước Quốc Hội ở Bắc Kinh hôm 06/03 khi ông nhấn mạnh Trung Quốc bị các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, bao vây. Phát biểu đó cho thấy rõ Trung Quốc lo lắng về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Trước tình hình đó, Bắc Kinh có thể có nhiều cách đáp trả, như kịch liệt phản đối thông qua các thông cáo chính thức, hoặc có thể gây sức ép ngoại giao cũng như ban hành nhiều biện pháp nhắm vào Philippines chẳng hạn. Bắc Kinh cũng có thể tăng cường tuần tra trên không ở các vùng sát với khu vực tập trận. Cũng có thể là Hải Quân Trung Quốc lại quấy rối ngư dân Philippines, cấm họ vào các ngư trường đánh bắt như từng làm cách đây vài tháng. Cuối cùng, có thể là Hải Quân Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Biển Đông để gây sức ép với Philippines.

RFI : Cuộc tập trận Balikatan có thể có ích cho Việt Nam không ?

Laurent Gédéon : Chắc chắn là có. Việt Nam được lợi khi chú ý theo dõi cuộc tập trận này vì bốn lý do. Thứ nhất là phân tích cách Hoa Kỳ sát cánh với một đồng minh. Điều này sẽ mang lại những yếu tố có ích cho Hà Nội về mức độ tin cậy vào Mỹ trong bối cảnh gần đây Washington đưa ra nhiều tín hiệu rất tiêu cực, nhất là rút quân khỏi Afghanistan mà không tham vấn đối tác, bào mòn niềm tin của các đồng minh của Mỹ.

Thứ hai là Việt Nam có thể sẽ phân tích được khía cạnh thuần túy quân sự của cuộc tập trận Balikatan, những vấn đề về mô...

bookmark
plus icon
share episode

Ngày 12/04/2023, Việt Nam và Pháp kỉ niệm tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2023 cũng đánh dấu tròn 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Pháp-Việt. Nhân dịp này, ngài Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt qua điện thoại ngày 07/04/2023.

RFI : Thưa ngài Đại sứ, trong buổi họp báo ngày 14/03, ông đã giới thiệu rất nhiều hoạt động kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp - Việt và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2023. Những sự kiện rất đa dạng này, từ văn hóa ngoại giao, quốc phòng đến kinh tế, có phản ánh được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước ? Cột mốc này sẽ đánh dấu cho sức bật mới cho quan hệ song phương ?

Đại sứ Nicolas Warnery : Mối quan hệ Pháp-Việt có điều gì đó rất đặc biệt bởi vì đó là thành quả của một quá trình lịch sử chung giữa hai nước chúng ta, với những thời điểm đau thương, tăm tối, sau đó là những lúc tươi sáng, hạnh phúc. Đó là mối quan hệ chính trị, mà chúng ta đều thấy ở cấp cao giữa các nhà lãnh đạo, mối quan hệ đa dạng với những hợp tác ở cấp địa phương, giữa các trường đại học, bệnh viện, doanh nghiệp. Đó là chưa kể những mối quan hệ cá nhân nhờ vào những người sống ở Pháp hoặc ở Việt Nam do nguồn gốc xuất thân của họ, do quá trình học tập, do sự nghiệp hoặc từ những chuyến đi, đóng vai trò cầu nối giữa hai nước.

Từ 50 năm nay, chúng ta đã có những thành công tốt đẹp về thương mại-đầu tư, về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, về giáo dục đại học, nghiên cứu, y tế, quản trị, hành chính và trong nhiều lĩnh vực có thể ít được biết đến hơn như an ninh và quốc phòng. Điều mà tôi thấy hữu hiệu và mạnh mẽ, đó là những mối quan hệ hợp tác cụ thể, đáp ứng những ưu tiên mà hai nước chúng ta cùng chia sẻ. Chúng ta không tuyên bố suông mà tiến hành cụ thể. Và những năm gần đây, chúng ta đã cố nâng tầm mối quan hệ đối tác này qua việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, được ký cách đây 10 năm.

Do đó, năm nay, chúng tôi cố gắng thực hiện một chương trình hành động đa dạng, phong phú để kỉ niệm sự kiện này, đồng thời cho thấy mọi mặt của mối quan hệ rất đặc biệt với khẩu hiệu bên dưới logo mà chắc quý vị đã thấy, đó là « Các nền văn hóa được chia sẻ ». Gọi là « Các nền văn hóa » để chứng minh rằng chúng ta chia sẻ thực sự hai nền văn hóa với nhau. Tất cả các sự kiện được nêu trên trang web và mạng xã hội Facebook của Đại sứ quán Pháp.

Để có thể hình dung ra phần nào, tôi xin nêu một vài sự kiện, ví dụ triển lãm tại Văn Miếu về di sản và lịch sử, triển lãm trên đường phố và tại nhiều gallery ảnh về Hà Nội bắt đầu khoảng 15 ngày tới, lễ hội ẩm thực ngoài phố « Dạo chơi nước Pháp » ở Hà Nội, tuần lễ ẩm thực ở thành phố Hồ Chí Minh, buổi diễn nhạc kịch về chủ đề Hoàng tử bé ở nhà hát Hà Nội vào tháng 05, tuần lễ thiết kế thời trang ở Sài Gòn, giải thưởng Goncourt của sinh viên Việt Nam vào mùa thu tới và cuối cùng là màn pháo hoa, trình diễn ánh sáng ở kinh thành Huế dự kiến vào tháng 12.

Có thể thấy một năm rất sinh động. Chúng tôi không những muốn nhớ về quá khứ mà còn hướng đến hiện tại và tương lai với nhiều ước vọng lớn. Chúng tôi muốn phát triển trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước dựa trên thỏa thuận tự do thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn tập trung sức lực vào mảng chống biến đổi khí hậu, đồng hành với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Và chúng tôi cũng muốn tăng cường hợp tác quốc phòng. Quý vị có thể thấy đây là một năm kỉ niệm, nhưng cũng là bàn đạp để hướng đến tương lai gần.

RFI : Nhân nói về văn hóa, Việt Nam đã đàm phán thành công với nhà bán đấu giá Pháp Millon và hồi hương ấn vàng của vua Minh Mạng nhờ một nhà sưu tập Việt Nam. Rất nhiều người nổi tiếng đề nghị chính phủ Việt Nam lập một ủy ban thống kê cổ vật Việt Nam được bảo quản ở nước ngoài, trong đó có Pháp. Pháp sẽ hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trong dự án này không ?

Đại sứ Nicolas Warnery : Chúng tôi đã rất chú ý theo dõi quãng thời gian đàm phán hồi hương ấn vàng của vua Minh Mạng mà cựu hoàng Bảo Đại sở hữu. May là quãng thời gian này rất ngắn. Chúng tôi được thông báo về việc này rất sớm. Lúc đó, chúng tôi đã báo ngay cho Paris về thực chất của vấn đề, tiếp theo là kết nối chính quyền Việt Nam với nhà bán đấu giá để bên muốn có được ấn vàng có thể thỏa thuận mua và tránh bán công khai. Phải nhắc lại là đây là một cổ vật quý giá, đầy ý nghĩa lịch sử xúc động. Tôi rất vui vì mọi chuyễn đã diễn ra tốt đẹp và ấn vàng đã có thể được đưa về Việt Nam. Ở điểm thứ hai liên quan đến ủy ban thống kê bảo vật, đúng là chúng tôi đã nghe nói nhưng hiện giờ chúng tôi chưa được đề nghị hỗ trợ.

RFI : Trong lĩnh vực du lịch, năm 2021, chính phủ Pháp công bố kế hoạch « Destination France » để đưa Pháp thành điểm du lịch hàng đầu thế giới và du lịch bền vững. Đại sứ quán Pháp và các đối tác giới thiệu nư...

bookmark
plus icon
share episode

Tổng giám mục Ba Lan Marek Zalewski, đại diện thường trú đầu tiên của Vatican tại Việt Nam, nhậm chức ngay đầu năm 2024. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, cho thấy những nỗ lực không ngừng của Tòa Thánh và Việt Nam trong suốt ba thập niên.

Kết quả của quá trình cải thiện quan hệ song phương còn được thể hiện qua chuyến công du Vatican của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tháng 07/2023, tiếp theo là phái đoàn của đảng Cộng sản Việt Nam tháng 01/2024. Sắp tới, Việt Nam dự kiến lần lượt đón ngoại trưởng Tòa Thánh - tổng giám mục Paul Richard Gallagher và hồng y quốc vụ khanh Pietro Parolin.

Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 25/01/2024, giảng viên Trần Thị Liên Claire, chuyên về lịch sử tôn giáo ở Việt Nam, Đại học Paris Cité, nhấn mạnh đến vai trò, sự kiên nhẫn bền bỉ của ba nhân tố : Vatican, chính phủ Việt Nam và Giáo hội Việt Nam trong suốt hơn ba thập niên cải thiện quan hệ song phương.


RFI : Vatican bổ nhiệm một đại diện thường trú ở Việt Nam. Hai bên đã trải qua một chặng đường như thế nào để đi đến được quyết định này ?

Trần Thị Liên Claire : Quyết định này là kết quả của một quá trình khá dài, bắt đầu từ năm 1989 trong thời kỳ Đổi mới, lần đầu tiên một đại diện của giáo hoàng Gioan Phaolô II lúc đó là hồng y Etchegaray đã đến thăm Việt Nam. Kể từ đó, Hà Nội luôn duy trì mối quan hệ, trao đổi với đại diện của Tòa Thánh. Kinh tế lúc đó khó khăn và Việt Nam muốn mở cửa. Đến năm 1998, tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đặt điều kiện hỗ trợ và mở cửa kinh tế với tự do tôn giáo. Cho nên có thể nói vì lý do kinh tế, Việt Nam đã cố gắng cởi mở về tôn giáo.

Từ năm 2009, một tổ công tác hỗn hợp thường xuyên gặp nhau lúc ở Hà Nội, lúc ở Roma để tìm cách tái lập quan hệ ngoại giao. Năm 2011, tổng giám mục Girelli được bổ nhiệm làm đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Năm 2023 đánh dấu một chặng mới. Tổng giám mục Zalewski, sứ thần Tòa Thánh ở Singapore kiêm đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, đã được bổ nhiệm làm đại diện thường trú của Tòa Thánh ở Hà Nội. Và đây là sự kiện đầu tiên kể từ năm 1976 sau khi khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Trong số những nước Cộng sản còn lại trên thế giới, chỉ có Cuba là có một đại diện như vậy, từ khá sớm, năm 1975 và ba giáo hoàng đã đến Cuba. Việt Nam là nước Cộng sản duy nhất ở châu Á có một đại diện thường trú của Tòa Thánh. Theo tôi, sự kiện này rất đặc biệt và quan trọng đối với cả châu Á, chứ không chỉ riêng Việt Nam.

RFI : Có thể thấy là quá trình đàm phán kéo dài vài chục năm. Vậy đâu là những trở ngại để đến bây giờ mối quan hệ được cải thiện ?

Trần Thị Liên Claire : Tôi nghĩ các cuộc đàm phán kéo dài trước tiên là vì hai phía có một quá khứ khó khăn và nhiều bất đồng. Nhưng quan trọng hơn cả là hai bên muốn đối thoại nên cần thời gian để lắng nghe, thấu hiểu nhau.

Theo tôi, có rất nhiều trở ngại bởi vì kể từ năm 1975, mối quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ Việt Nam rất căng thẳng. Ban Tôn giáo kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo, không đến mức đóng hết chủng viện, nhưng đi lại rất khó khăn, nhiều linh mục bị bắt, như linh mục Thuận, cháu của ông Ngô Đình Diệm, bị bắt ngay sau năm 1975. Đến năm 1989 thì mở cửa. Do bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng nên Việt Nam phải thoát khỏi thế cô lập, nhất là sau khi quân đội Việt Nam tham chiến ở Cam Bốt, phải tái nhập vào cộng đồng quốc tế, gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (OMC), trong khi Mỹ lại là nước quyết định. Do đó, đạo luật International Religious Freedom Act - IRFA của tổng thống Bill Clinton năm 1998 đã buộc Việt Nam phải cải thiện, phải tỏ thiện chí. Điều này cũng giải thích cho việc Hoa Kỳ công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Tôi nghĩ mối quan hệ được cải thiện là kết quả của ba yếu tố. Thứ nhất, ngoài lý do kinh tế, Việt Nam muốn thể hiện rằng khi trở lại trường quốc tế, họ cởi mở và sẵn sàng trao đổi với tất cả các bên. Đó chính là mong muốn tái hội nhập vào cộng đồng quốc tế, chứ không phải là muốn thể hiện khác với Trung Quốc. Nhưng phải nói rằng khả năng đối thoại của Hà Nội với Vatican cao hơn hẳn so với Bắc Kinh.

Yếu tố thứ hai là từ thời giáo hoàng Phaolô VI trong thập niên 1960, Vatican có chính sách hòa d...

bookmark
plus icon
share episode

Việt Nam và Philippines muốn khôi phục niềm tin và giảm thiểu các sự cố có thể xảy ra giữa hai nước khi thông qua hai bản ghi nhớ an ninh ký ngày 30/01/2024 về “ngăn ngừa sự cố ở Biển Đông”“hợp tác trên biển”. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, không nên coi sự kiện đó thể hiện lập trường thống nhất giữa Manila và Hà Nội trong việc đẩy lùi các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Philippines có lập trường cứng rắn hơn, trông cậy vào liên minh với Mỹ nhiều hơn kể từ khi ông Marcos Jr. làm tổng thống. Sự xoay trục này có thể có lợi cho Việt Nam, nhưng Hà Nội không có chung cách tiếp cận với Manila. Việt Nam thận trọng, khẳng định chủ quyền nhưng không rầm rộ phản đối theo cách của Philippines. Đây là một trong những nhận định với RFI Tiếng Việt của giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Đông Nam Á Daniel K. Inouye (DKI APCSS) tại Hawai, Mỹ.

RFI : Việt Nam và Philippines ký hai bản ghi nhớ về an ninh về “ngăn ngừa sự cố ở Biển Đông” và “hợp tác trên biển” giữa lực lượng tuần duyên hai nước. Hai văn bản này có lợi ích như nào cho hai nước cũng có tranh chấp chủ quyền đối với một số thực thể ở Biển Đông ?

GS. Alexander Vuving : Tôi nghĩ là bất kỳ sự hợp tác nào giữa Việt Nam và Philippines trên biển đều tốt cho cả hai nước bởi vì hai nước có đòi hỏi chủ quyền chồng lấn lên nhau, đặc biệt là ở khu vực quần đảo Trường Sa, một phần lớn khu vực đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Khi Việt Nam đòi hỏi chủ quyền trên một số đảo-đá ở đó thì có sự chồng lấn, rất dễ gây ra những sự cố, những tranh chấp. Bất kể một thỏa thuận nào về hợp tác trên biển giữa lực lượng tuần duyên hai nước, ngăn ngừa sự cố đều hết sức có lợi cho hai quốc gia.

Đặc biệt hơn, Việt Nam và Philippines là hai nước mà không nước nào lớn hơn hẳn nước kia để có thể “bắt nạt” nước kia. Có nghĩa là khi Việt Nam và Philippines ngồi lại đàm phán với nhau thì đó là một cuộc đàm phán tương đối bình đẳng. Cho nên kết quả cuộc đàm phán nói chung là tương đối công bằng cho cả hai bên. Tôi nghĩ là những bản ghi nhớ vừa ký giữa lực lượng tuần duyên của hai nước, dù không rõ nội dung cụ thể là gì vì họ không công bố, nhưng có thể hiểu rằng thỏa thuận sẽ có lợi cho cả hai nước. Đồng thời có thể nói rằng họ có những thỏa thuận về cách thức để cho hai bên hành xử như thế nào đó để giữ được hợp tác, ngăn ngừa những sự cố thì đó cũng có thể coi là bước đầu tiên tiến tới một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Như chúng ta biết là từ hàng chục năm nay, các nước ASEAN và Trung Quốc đã thương thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông và không đi đến được thỏa thuận nào cụ thể. Tôi nghĩ là bởi vì trong trường hợp này, Trung Quốc đòi hỏi quá xa và gần như vi phạm nguyên tắc cơ bản của Luật Biển Quốc Tế, trong khi một số nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines muốn rằng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông phải đi đúng tinh thần của luật quốc tế, nhất là Luật Biển Quốc Tế. Ở đây, chúng ta có Việt Nam và Philippines cùng đồng ý dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tôi hy vọng những thỏa thuận của hai nước là những bước tiến thực chất và tiến bộ trong việc hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, trước hết là song phương giữa Việt Nam và Philippines, sau này có thể mở đa phương với một số nước khác ở Đông Nam Á.

RFI : Trung Quốc đòi hầu hết chủ quyền đối với Biển Đông, chồng lấn với Việt Nam và Philippines. Nhưng hai nước Đông Nam Á này lại có cách cư xử khác nhau đối với Trung Quốc !

Alexander Vuving : Mỗi một nước có cách cư xử khác nhau, kể cả ngay bản thân mỗi nước lại có cách cư xử khác nhau trong từng thời kỳ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cư xử này. Thứ nhất là hoàn cảnh khác nhau khiến người ta cư xử khác nhau. Thứ hai, ngay trong bản thân nội bộ mỗi nước lại có cách hiểu hoàn cảnh khác nhau khi lãnh đạo thay đổi một chút.

Một điểm quan trọng nữa là mỗi nước có kinh nghiệm lịch sử khác nhau. Việt Nam có kinh nghiệm lịch sử với Trung Quốc rất khác với Philippines. Cho nên cách ứng xử trên cơ sở kinh nghiệm lịch sử cũng rất khác nhau. Thêm nữa, ngay bản thân mỗi nước, tuy họ chung một kinh nghiệm lịch sử nhưng mỗi một cá nhân, một nhóm lãnh đạo lại rút ra những bài học khác nhau từ cùng một kinh nghiệm lịch sử cho nên họ có cách cư xử khác nhau.

RFI : Philippines thể hiện cứng rắn hơn trong hành động và lời nói, lên án những hành động hăm dọa của tầu thuyền Trung Quốc trong những vùng biển Manila đòi chủ quyền, đặc biệt trong thời gian gần đây. Tuần duyên Philippines hiện giờ cố tỏ ra minh bạch hơn, cập nhận thông tin thường xuyên hơn với báo chí về hoạt động của tầu Trung Quốc. Nhưng dường như Việt Nam không theo chủ trương này ?

Alexander Vuving : Hành xử của Philippines đối với Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là ở trong khu vực Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), phải nói thẳng là khác hẳn với chính cách cư xử của Ph...

bookmark
plus icon
share episode

Đảng và Nhà nước coi tham nhũng là "giặc nội xâm". "Công cuộc đốt lò" năm 2023 đã buộc "9 cán bộ diện Trung ương quản lý thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác" (1), trong đó có chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ba bộ trưởng liên quan đến các vụ Việt Á, “chuyến bay giải cứu” tại Cục lãnh sự, bộ Ngoại Giao. Năm 2023, số vụ phạm tội tham nhũng và chức vụ được phát hiện tăng 51,63%, theo số liệu được bộ trưởng Công An Tô Lâm công bố (2).

Năm 2024 được đánh dấu với đại án Trương Mỹ Lan - tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị đưa ra xét xử trong hai tháng 3 và 4 liên quan đến nhiều cán bộ Nhà nước. Báo mạng Gavroche-thailande nhận định vụ Vạn Thịnh Phát, với số tiền chiếm đoạt lên tới 304.000 tỷ đồng (12,4 tỷ đô la), có lẽ là vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á, vượt qua cả vụ biển thủ 4,4 tỷ đô la từ quỹ 1MDB ở Malaysia.

Tình trạng tham nhũng và chống tham nhũng tại Việt Nam được thể hiện qua hai ý trong câu hỏi được nêu trong hội thảo ngày 18/10/2023 của Ban Nội chính Trung ương ở Hà Nội : "Chúng ta đã quyết liệt xử lý cán bộ, vì sao vẫn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng lớn ?". Chủ trương chống tham nhũng trong năm 2024 sẽ "tiếp tục tinh thần của tổng bí thư"" không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai", với chủ trương 6 "hơn", trong đó có "năm nay phải tốt hơn năm trước".

Tuy nhiên, một số nhà quan sát e rằng chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt tác động đến ổn định về kinh tế. Nhiều lãnh đạo địa phương hoặc cán bộ "ngại" ký các hợp đồng đầu tư vào cơ sở hạ tầng do sợ bị cáo buộc tham nhũng. Một số khác, được trang Gavroche trích dẫn, cho rằng các cuộc điều tra tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân tác động đáng kể đến lòng tin của các doanh nghiệp ở Việt Nam, dẫn đến tâm lý lo ngại chung về các cuộc điều tra và giám sát của đảng Cộng sản (3).

Một hệ quả khác của "công cuộc đốt lò" là hiện giờ, dường như ông Nguyễn Phú Trọng chưa tìm được người thay thế dù đã già yếu và giữ chức tổng bí thư ba nhiệm kỳ liên tiếp. Đây là một trong những nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.


RFI : Trong cuộc họp ngày 01/02/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương nhấn mạnh “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực : Năm nay phải tốt hơn năm trước”. Ngay đầu năm đã có hàng loạt đại án tham nhũng. Liệu 2024 sẽ là “năm chống tham nhũng” của Việt Nam ?

Benoît de Tréglodé : Trước tiên, việc gia tăng chống tham nhũng ở Việt Nam cho thấy một điều, đó là cuộc chiến kế thừa vị trí của ông Nguyễn Phú Trọng giờ đã được khởi động. Thường thì cuộc đua diễn ra vào năm trước kỳ Đại hội Đảng, giờ còn đến hai năm nữa, nhưng điều này diễn ra trong bối cảnh tình trạng sức khỏe khó lường của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như những tin đồn về sức khỏe của ông.

Năm trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, thay đổi thành phần lãnh đạo Nhà nước, là năm đầy những chiến dịch chống tham nhũng. Cũng cần biết là khi chính quyền Việt Nam tung một chiến dịch chống tham nhũng thì ẩn sau những phát biểu tốt đẹp thường còn có ý đồ làm mất uy tín hoặc bỏ tù những nhân vật chủ chốt của phe cạnh tranh chính trị.

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 dự kiến tổ chức tháng 01/2026. Hiện có nhiều thắc mắc về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, cho nên, nếu nhìn từ khía cạnh này thì chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ hiện nay là chuyện bình thường. Nhưng để hiểu thực sự về việc tăng cường mạnh mẽ chiến dịch này, câu hỏi đặt ra : Ai là người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng ?

Chúng ta thấy tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 13 tháng 10/2023, ông Nguyễn Phú Trọng quyết định đứng đầu Tiểu ban Nhân sự (chuẩn bị Đại hội lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương đảng). Điều vô cùng ngạc nhiên là ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu tiểu ban này. Việc này có thể diễn giải là thứ nhất, sức ảnh hưởng của ông vẫn rất lớn ; thứ hai là ông chưa tìm được những người kế nhiệm rõ ràng tại hội nghị tháng 10/2023.

Cuối cùng, tôi cho rằng việc gia tăng chống tham nhũng trong năm 2024 còn cho thấy, vì chưa có người kế nhiệm nên ông Nguyễn Phú Trọng cần k...

bookmark
plus icon
share episode
Năm 2023, Việt Nam và Pháp sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập Đối tác chiến lược song phương. Tính đến tháng 11/2021, Pháp là một trong ba nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với 632 dự án còn hiệu lực có tổng số vốn đăng ký là 3,62 tỷ đô la. Ngoài hợp tác kinh tế, được đánh giá còn nhiều tiềm lực tăng trưởng với Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA, có hiệu lực từ ngày 01/08/2020) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu, Pháp còn có nhiều dự án và chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực, được triển khai từ lâu tại Việt Nam. Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 29/04/2022, ông Nicolas Warnery, đại sứ Pháp tại Việt Nam, đánh giá việc tổng thống Emmanuel Macron đắc cử thêm một nhiệm kỳ hôm 24/04 đánh dấu sự tiếp nối trong chính sách đối ngoại của Paris với Hà Nội. ***** RFI : Việc tổng thống Emmanuel Macron tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ có thể cho thấy là chính phủ Pháp sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Xin ngài đại sứ giải thích về mối quan hệ đối tác song phương này? Đại sứ Nicolas Warnery : Quan hệ đối tác giữa Pháp và Việt Nam trước hết được tiến hành dựa trên sự năng động rất lớn giữa hai nước và mối quan hệ lịch sử phong phú, có từ lâu, và hiện giờ trở thành « quan hệ đối tác chiến lược ». Trong chuyến công du Paris của thủ tướng Việt Nam vào tháng 11/2021, chính quyền hai nước đã quyết định tăng cường mối quan hệ đối tác này, được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực. Thứ nhất là lĩnh vực chính trị và chiến lược với việc phân tích các mối đe dọa chung, những thách thức chung về an ninh, trong đó có an ninh khu vực Đông Nam Á. Lĩnh vực thứ hai liên quan đến kinh tế với những mối quan hệ mà chúng tôi muốn đào sâu và phát triển, thông qua những dự án lớn, cũng như thương mại thường nhật giữa các công ty vừa và nhỏ của hai nước theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA). Lĩnh vực lớn thứ ba liên quan đến phát triển và hợp tác văn hóa, ngôn ngữ, khoa học, nghiên cứu và đại học. Ngoài ra còn phải kể đến vấn đề khí hậu và việc triển khai những cam kết đầy tham vọng được Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Khí hậu COP26 ở Glasgow (Vương quốc Anh). Y tế là một mối quan hệ hợp tác truyền thống khác mà tôi muốn tách riêng, vì đó là lĩnh vực có từ rất lâu, rất vững chắc và phong phú. Sự hợp tác này được thể hiện rất rõ trong giai đoạn đại dịch Covid-19 qua những gói quà tặng giữa hai nước. Ví dụ Việt Nam tặng khẩu trang cho Pháp năm 2020 khi Paris đang rất cần. Vào năm 2021, Pháp cũng tặng vắc-xin ngừa Covid-19, khi Việt Nam tăng tốc chiến dịch tiêm chủng. Trên đây là một vài tóm lược về sự vững chắc và phong phú trong mối quan hệ đối tác giữa hai nước. RFI : Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu, mà Pháp là nhân tố chính, đã được công bố vào tháng 09/2021. Cho đến giờ, đây mới chỉ là mặt lý thuyết. Chiến lược sẽ được triển khai cụ thể như thế nào trong 5 năm nhiệm kỳ tới của tổng thống Emmanuel Macron ? Đại sứ Nicolas Warnery : Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu bao gồm phần nào đó những tham vọng chiến lược của Pháp có từ năm 2018. Nhìn chung, chiến lược này có bốn lĩnh vực lớn. Thứ nhất là lĩnh vực chính trị và chiến lược mà tôi đã nêu ở trên, có nghĩa là hướng đến an ninh quốc phòng để nhìn chung, biến Ấn Độ-Thái Bình Dương thành một vùng hòa bình, nơi có thể tránh được các cuộc khủng hoảng và xung đột hoặc các mối đe dọa, như trường hợp mà chúng ta đang thấy với chiến tranh Ukraina hiện nay. Lĩnh vực thứ hai liên quan đến kinh tế, trao đổi thương mại, kết nối, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và sáng tạo với tất cả các nước ở trong vùng. Về phía Pháp, cũng như Liên Hiệp Châu Âu, chúng tôi dự tính phối hợp nhiều với Việt Nam, cũng như với ASEAN. Lĩnh vực thứ ba liên quan đến quốc phòng, chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, pháp quyền, trong đó có quy định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vẫn thường xuyên được nhắc đến. Công ước này bị một số nước trong vùng vi phạm, nói rõ hơn là ở Biển Đông. Lĩnh vực lớn cuối cùng liên quan đến tất cả những thách thức chung, như thách thức về mặt nhân đạo, biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý bền vững tài nguyên đại dương. Đây là những lĩnh vực mà chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhắm đến. Mục tiêu hiện giờ là đưa ra những dự án chung và cụ thể. Pháp đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu nên đã tập hợp các nước liên quan tại Paris vào ngày 22/02/2022 nhằm triển khai chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu thành những dự án cụ thể, thành bước tiếp cận đến từng lĩnh vực cho những năm sắp tới. Đây chính là thách thức của chúng tôi, có nghĩa là triển khai chiến lược vô cùng quan trọng này. RFI : Ở cấp hợp tác phi tập trung, hội nghị sắp tới dường như sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào cuối năm 2022, sau thời gian gián đoạn vì Covid-19. Đây có phải là điểm đặc thù trong mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam ? Đại sứ Nicolas Warnery: Đúng vậy. Pháp duy trì mối quan hệ hợp tác phi tập tru...
bookmark
plus icon
share episode
Tạp chí Việt Nam - Ukraina: Việt Nam trong thế kẹt giữa Nga và Mỹ
play

05/09/22 • 9 min

Cho tới nay, Hà Nội vẫn giữ thái độ trung lập về cuộc chiến tranh Ukraina, không ủng hộ nhưng cũng không lên án cuộc xâm lược của Nga. Vốn là đồng minh thân cận nhất của Nga ở vùng Đông Nam Á, Việt Nam đã từng bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết một nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án Matxcơva. Vào tháng trước, Việt Nam cũng đã là một trong 24 quốc gia bỏ phiếu chống nghị quyết của Đại Hội Đồng loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Nhưng quan hệ giữa Hà Nội với Matxcơva, nhất là về mặt quân sự, càng đẩy Việt Nam vào thế kẹt giữa Nga và Mỹ, sau khi hãng tin RIA Novosti của Nga ngày 19/04 loan tin là hai nước đã họp trực tuyến để bàn kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận chung, mang tên Liên Minh Lục Địa 2022. Cuộc trận chung này được mô tả là “nhằm rèn luyện kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu”. Báo chí chính thức của Việt Nam đã không hề nói đến cuộc họp đó và cho tới nay Hà Nội vẫn không xác nhận cũng như phủ nhận thông tin này. Hôm 21/04/2022, khi được hỏi về thông tin của báo chí Nga, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng không trả lời thẳng, mà chỉ tuyên bố: “Chủ trương nhất quán của Việt Nam là các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước, bao gồm giao lưu, luyện tập chung, phục vụ hội thao, hội thi nhằm tăng cường hợp tác hữu nghị đoàn kết tin cậy và hiểu biết lẫn nhau vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới”. Sau đó vài ngày, hôm 24/04, tờ Quân đội Nhân dân loan tin đoàn bộ Quốc Phòng Việt Nam có dự một hội nghị trực tuyến do bộ Quốc Phòng Nga tổ chức để chuẩn bị cho Hội thao quân sự quốc tế năm 2022 (Army Games 2022). Nhưng tờ báo này cũng cho biết là trước đó, ngày 15/04, tại buổi họp tham vấn trực tuyến với Nga, Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, Trưởng đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đề nghị phía Nga tạo điều kiện cho Đội tuyển xe tăng của Việt Nam được sang Nga trước khi diễn ra hội thao “để luyện tập chung, làm quen địa hình, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao kết quả nội dung thi “xe tăng hành tiến” nếu Army Games 2022 được tổ chức trong thời gian tới”. Theo RIA Novosti, tướng Đỗ Đình Thanh cũng chính là trưởng phái đoàn Việt Nam tại cuộc họp bàn về kế hoạch tập trận chung Việt-Nga. Như vậy, thế thì phải chăng tờ Quân đội Nhân dân nhìn nhận đã có cuộc họp đó, nhưng hai bên đã không hề bàn đến chuyện tập trận chung? Theo nhận định của chuyên gia David Hutt trên trang mạng Asia Times ngày 21/04, nếu đúng như tin của RIA Novosti, cuộc tập trận chung Việt- Nga có thể ảnh hưởng đến việc cải thiện mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, vốn đã tăng tốc đáng kể trong những năm gần đây trước đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước mắt, theo vị chuyên gia này, việc tiếp tục duy trì quan hệ quân sự với Nga có thể khiến Việt Nam bị các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh các nước phương Tây gia tăng áp lực lên Matxcơva về vụ xâm lược Ukraina. Trừng phạt của Mỹ? Ông David Hutt nhắc lại là vào năm 2017, Quốc Hội Mỹ đã thông qua luật "Chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt" - Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA), dự trù các trừng phạt đối với những nước mua vũ khí của Nga. Cho tới nay, Hoa Kỳ chỉ mới áp dụng luật CAATSA đối với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ khi hai nước này mua hệ thống tên lửa địa đối không S-400 của Nga. Trong một bài viết đăng vào tháng 3, hai nhà phân tích an ninh Ian Storey và William Choong dự đoán là Washington sẵn sàng ban hành các trừng phạt chiếu theo luật CAATSA đối với những nước Đông Nam Á nào có kế hoạch mua các thiết bị quân sự mới của Nga, mà Matxcơva thì hiện vẫn là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam. Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí đứng hàng thứ hai thế giới và là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, theo Cơ quan tình báo kinh tế EIU thuộc Tập đoàn Economist. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2019, Nga đã bán tổng cộng 10,7 tỷ euro thiết bị quốc phòng cho các nước Đông Nam Á. Đa số các vũ khí đó là xuất sang Việt Nam: Kể từ năm 2000, gần 80% thiết bị quân sự của Việt Nam là do Nga cung cấp. Nói cách khác, Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí Nga đứng hàng thứ năm thế giới và đứng đầu Đông Nam Á. Hoa Kỳ cũng khó xử Trong bài viết trên Asia Times ngày 21/04, David Hutt có trích dẫn chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc, nhận định là quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Nga khiến chính quyền Biden lâm vào thế khó xử, bởi vì họ theo đuổi hai mục tiêu trái ngược nhau: “ Luật CAATSA là nhằm trừng phạt các công ty quốc phòng của Nga do vụ Nga sát nhập vùng Crimée năm 2014 và làm gián đoạn các thương vụ vũ khí của họ bằng cách đe dọa các quốc gia mua vũ khí Nga. Nhưng cùng lúc đó, Hoa Kỳ lại muốn Việt Nam trở thành một đối tác chiến lược ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương". Theo lời giáo sư Thayer, vào năm 2018, các quan chức quốc phòng của chính quyền Trump đã từng t...
bookmark
plus icon
share episode
Là một quốc gia có quan hệ kinh tế khá quan trọng với cả hai nước Nga và Ukraina, cũng như là một nước xuất khẩu rất nhiều hàng hóa, Việt Nam đang bắt đầu bị tác động gián tiếp của cuộc chiến tranh Ukraina. Đáng chú ý là việc tăng giá dầu thô do xung đột Nga-Ukraina đã ảnh hưởng lây đến ngành nông sản của Việt Nam, nhất là do giá phân bón tăng theo. Như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, Đại học Victoria, Wellington, New Zealand, được trang DW trích dẫn ngày 21/03/2022, cũng như các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam bị tác động gián tiếp của chiến tranh Ukraina, từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cho đến giá năng lượng và lương thực tăng cao, nhất là nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tác động từ những cú sốc bên ngoài. Đầu tiên là tác động đến dầu khí, lĩnh vực mà nước Nga vẫn có nhiều hợp tác với Việt Nam. Dầu thô đã tăng giá hơn 30% kể từ khi Nga xâm lăng Ukraina, kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây nặng nề chưa từng có đối với Matxcơva. Ngành dầu khí Việt Nam tuy hưởng lợi về giá, nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu dầu thô tăng, nhưng, theo hãng tin Reuters, Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam gần đây đã cảnh báo là chiến tranh Ukraina đe dọa đến các hoạt động khai thác dầu mỏ ở Việt Nam, quốc gia mà cho tới nay vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị năng lượng của Nga. Hiện giờ, khoảng một phần ba sản lượng dầu thô của Việt Nam là được sản xuất bởi công ty Vietsovpetro, với 49% vốn là của công ty Nga Zarubezhneft và 51% là của PetroVietnam. Theo PetroVietnam, ngành năng lượng Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thiết bị của Nga, nên sẽ gặp phải những khó khăn, rào cản trong tương lai, nếu chưa kịp tìm được nguồn cung ứng thay thế. Việc phát triển mỏ và khoan thăm dò tại một số mỏ dầu có nguy cơ bị ảnh hưởng. Reuters trích lời ông Trần Hồng Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) nhận định, với xung đột Nga - Ukraina leo thang như hiện nay, “sẽ khó dự báo được về lạm phát, chi phí tăng, khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ giảm sút, ảnh hưởng đến các hợp tác trong lĩnh vực năng lượng...” Chiến tranh Nga-Ukraina còn tác động đến thị trường phân bón toàn cầu, bởi vì Nga cũng là nhà cung cấp phân bón lớn chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu phân bón trên toàn thế giới. Theo báo chí trong nước, tình hình này sẽ khiến giá phân bón ở Việt Nam tăng cao trong thời gian tới, nhất là vì các tỉnh phía Nam Việt Nam đang trong giai đoạn thu hoạch và sẽ bắt đầu vụ mới từ nửa đầu tháng 4, còn các tỉnh phía Bắc đã vào vụ chăm bón lúa đông xuân nên nhu cầu phân bón tăng dần. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 18/03/2022, giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ, một trong những chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam giải thích: “ Phân hóa học mà chúng ta sử dụng được sản xuất được từ khí trời, cộng với khí thải của nhà máy chế biến dầu hỏa. Từ phụ phẩm là hai khí đó mới tổng hợp thành armonia. Khí amonia còn tổng hợp với khí cacbonic cho ra chất urê. Như vậy phân urê là một phó sản của dầu hỏa. Cho nên khi giá dầu tăng thì giá phân bón cũng tăng theo, khiến cho những nông dân vốn vẫn “ghiền” phân hóa học phải chịu cảnh giá phân tăng lên, ví dụ như phân urê bây giờ đã tăng gấp 3 lần rồi. Phân DAP cũng tăng theo như thế. Những người nông dân sử dụng phân hóa học đang khổ sở vì giá thành của một kg lúa tăng lên rất cao, nhưng giá bán lúa gạo không tăng theo kịp như thế, cho nên tiền lời của nông dân bị thấp. Ngoài ra, phần lớn gạo xuất khẩu là đi bằng tàu, chi phí vận chuyển bằng tàu sẽ tăng lên, bởi vì bây giờ những gì dính đến máy móc, chuyên chở đều sẽ tăng giá hết và điều này gây thiệt hại cho người sản xuất. Người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại một phần, tại vì hàng sang tới bên kia bến cảng thì người mua phải cộng thêm phí chuyên chở, tức là giá bán bên kia sẽ cao hơn. Trong khi mình bên đây thì giá bán chưa được cao theo mức tăng của xăng dầu, phân bón.” Chiến tranh Ukraina còn ảnh hưởng nặng nề đến nguồn cung cấp gỗ cho Việt Nam. Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam ( VIFOREST ) trong một báo cáo gần đây đã cảnh báo là do tác động từ chiến tranh Nga-Ukraina, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh "khốc liệt" với doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt ở thị trường Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ. Nga đang là quốc gia cung cấp một lượng lớn gỗ nguyên liệu cho thị trường thế giới. Nga cũng là nguồn cung gỗ xẻ lớn nhất trên thế giới và đứng thứ 7 về giá trị xuất khẩu gỗ. Các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc đang phải nhập một lượng lớn gỗ xẻ từ Nga. Đối với Việt Nam, việc xuất nhập khẩu một số mặt hàng nông sản cũng bị ảnh hưởng lây từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, như nhận xét của giáo sư Võ Tòng Xuân: “ Có những cái mình bị thiệt thòi vì mình không xuất được cho Nga, ví dụ như Nga bán cho mình gỗ nguyên liệu, mình lấy gỗ đó chế biến thành đồ trang trí, bàn ghế, giường tủ.... rồi mình xuất khẩu hàng đó sang Nga trở lại. Nga thì vẫn mua, còn ví dụ như bên Mỹ cũng nhập của mình, nhưng bây giờ họ nói nguyên ...
bookmark
plus icon
share episode

Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trong những đồn điền cao su do thực dân Pháp khai thác ở Nam Kỳ từ cuối thế kỷ XIX. Cũng chính đội ngũ tiểu thực dân này đã tạo nên khu vực sản xuất tư bản, chứ không phải là những đại tập đoàn tài chính Pháp.

Để phục vụ cho những doanh nghiệp công-nông nghiệp đầy lợi nhuận và “khát” nhân lực, khoảng 50.000 đến 60.000 người Bắc Kỳ và Trung Kỳ được đưa vào làm công nhân trong nửa đầu thế kỷ XX. Họ phải sống, làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt.

Nam Kỳ trở thành cái nôi của chủ nghĩa tư bản, cũng như phong trào đấu tranh công nhân. Bối cảnh và quá trình này được nhà nghiên cứu Hồ Hải Quang, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội - CERESUR - Đại học La Réunion (Pháp) phân tích trong tác phẩm La Cochinchine 1859-1930 : Emergence et développement du capitalisme (tạm dịch : Nam Kỳ 1858-1930 : Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản) do NXB Spinelle phát hành năm 2022. RFI Tiếng Việt phỏng vấn ông Hồ Hải Quang.


RFI : Cuốn tiểu luận của ông, tạm dịch là Nam Kỳ : Sự xuất hiện và phát triển chủ nghĩa tư bản, cho thấy chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam không phải do các đại tập đoàn tài chính tạo nên mà là do những nhà thực dân. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện trong bối cảnh như nào ?

Hồ Hải Quang : Trước tiên cần phân tích về những sự kiện lịch sử. Trong 40 năm đầu tiên thời thuộc địa, đúng là có vốn được chuyển từ Pháp sang Nam Kỳ, nhưng khối lượng rất nhỏ và số vốn này được đầu tư vào ba lĩnh vực.

Thứ nhất là để thành lập Ngân hàng Đông Dương và ngân hàng này hoạt động tốt. Thứ hai là dành cho thương mại, nhưng lại không ổn vì toàn bộ nội thương ở Nam Kỳ vào thời điểm đó nằm trong tay thương lái Trung Hoa. Thương nhân Pháp muốn lập nghiệp ở Nam Kỳ chỉ có thể giao thương với Pháp, có nghĩa là nhập hàng hóa từ Pháp và xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pháp. Nhưng như chúng ta biết người Việt lúc đó tiêu thụ rất ít hàng từ Pháp và chẳng có gì xuất sang Pháp cả. Vì thế lĩnh vực thương mại do người Pháp quản lý là vô cùng yếu kém. Liên quan đến lĩnh vực cuối cùng là công nghiệp, thì thất bại hoàn toàn. Tôi đã nghiên cứu hầu hết các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam trong vòng 40 năm đầu thuộc địa, tôi nhận thấy là họ đã hoàn toàn thất bại.

Thực ra, chủ nghĩa tư bản chỉ thực sự xuất hiện với việc sản xuất cao su. Hoạt động này bắt đầu vào năm 1898 và có thể phân thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, từ năm 1898 đến 1914, là thời kỳ đồn điền cao su do các thực dân cũng là các chủ đồn điền thành lập. Khi hệ thống này được triển khai và bắt đầu phát triển, hoạt động đúng cách thì bước sang giai đoạn thứ hai. Đó là kể từ năm 1920, các công ty tư bản đã đến đầu tư vốn vào Nam Kỳ để phát triển các đồn điền cao su. Lý do giải thích cho hiện tượng này là lúc đó ngành công nghiệp sản xuất ô tô phát triển mạnh và cần lốp xe. Ngành công nghiệp này đã giúp thị trường phát triển mạnh mẽ vô cùng.

Tóm lại, có thể nói rằng khu vực sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành bởi ý tưởng trồng và sản xuất cao su. Những lĩnh vực này trước tiên là do những chủ đồn điền nhỏ lập ra và sau đó được phát triển, chứ không phải do các tập đoàn lớn.

RFI : Chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi Nam Kỳ như thế nào ?

Hồ Hải Quang : Chủ nghĩa tư bản làm thay đổi Nam Kỳ chủ yếu trên ba lĩnh vực chính. Thứ nhất là sự phát triển của thương mại. Chúng ta biết là lĩnh vực này là rất yếu trước thời thuộc địa Pháp bởi vì sản xuất chủ yếu là lúa gạo, trong khi lúa gạo lại dành cho các nhà nông và gia đình họ tiêu thụ nên có rất ít gạo được bán trên thị trường. Mặt khác, không thể xuất khẩu thóc gạo bởi vì triều đình Việt Nam muốn để dành nhằm tránh cảnh thiếu lương thực, nạn đói... cho nên ngoại thương gần như không tồn tại. Tôi nói như vậy vì tất cả các cuốn sách lịch sử về Nam Kỳ đã cho thấy điều đó. Thực ra không có số liệu thống kê nhưng bằng cách loại trừ, người ta có thể nói rằng loại hình thương mại này cực kỳ yếu.

Từ thời thuộc địa Pháp, lĩnh vực thương mại đã phát triển rất nhanh chóng vì ba lý do. Thứ nhất là vì người Pháp đã bắt nộp thuế bằng tiền. Người nông dân buộc phải bán nông sản để có tiền mặt nộp thuế, nên nền kinh tế được tiền tệ hóa. Tiếp theo là diện tích trồng lúa được mở rộng nhờ việc nạo vét kênh rạch giúp tháo lượng nước dư thừa ở đồng bằng sông Cửu Long và giúp nâng sản lượng lúa gạo nhiều hơn. Cuối cùng, chính phủ Pháp đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo nên lĩnh vực thương mại này đã có thể phát triển rất mạnh.

Thay đổi lớn thứ hai là sự phát triển khu vực sản xuất tư bản, cùng với việc trồng cây cao su gắn liền với kinh tế nông dân mà tôi vừa đề cập ở trên. Lĩnh vực này phát triển khá xa thành thị, ở những khu rừng nguyên sinh khó vào và thưa dân cư. Cho nên cần phải có vốn. Đó là ...

bookmark
plus icon
share episode

Show more best episodes

Toggle view more icon

FAQ

How many episodes does Tạp chí Việt Nam have?

Tạp chí Việt Nam currently has 171 episodes available.

What topics does Tạp chí Việt Nam cover?

The podcast is about Podcasts and Government.

What is the most popular episode on Tạp chí Việt Nam?

The episode title 'Mùa Tết của giới nghệ sĩ nhạc dân tộc Việt Nam tại Pháp' is the most popular.

What is the average episode length on Tạp chí Việt Nam?

The average episode length on Tạp chí Việt Nam is 10 minutes.

How often are episodes of Tạp chí Việt Nam released?

Episodes of Tạp chí Việt Nam are typically released every 6 days, 23 hours.

When was the first episode of Tạp chí Việt Nam?

The first episode of Tạp chí Việt Nam was released on Aug 23, 2021.

Show more FAQ

Toggle view more icon

Comments